Chào mừng đến với gia đình hoachinh

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Là người tiêu dùng thông thái – hãy nói không với K plus!

Cuối cùng thì câu chuyện “độc quyền” của K plus cũng như VTC đã chấm dứt!
 
Theo thông tin từ các báo đài, giải bóng đá ngoại hạng anh sẽ được phát miễn phí vào các ngày thứ 7 và thứ 2. Đài phát thanh và truyền hình Hà nội, dự kiến sẽ tiếp tục đàm phán với K plus để có thể phát đầy đủ các trận đấu của giải ngoại hàng vào ngày chủ nhật.
Việc làm này của đài truyền hình Hà nội là một trong những món quà ý nghĩa đối với những cổ động viên bóng đá. Có thể nói, đây là một món quà tinh thần đặc sắc dành cho đại chúng để đón chào đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nhờ việc này mà dư luận bớt đi sự ngột ngạt và căng thẳng sau bao cú sốc về tình thần cũng như vật chất!

Truyền thông “cắn nhau”, ai được hưởng lợi?

Thông tin về việc các đài truyền hình liên tục công bố bản quyền phát sóng và kênh phát sóng của giải bóng đá ngoại hạng anh năm 2010 – 2011 khiến không ít người hâm mộ trong đó có tôi phải buồn lòng…



Các chiêu bài làm ăn của mấy nhà đài ai cũng biết nó “bẩn” như thế nào nhưng ai cũng đành phải chấp nhận. Vì lẽ, chúng ta không thể tự  đi mua sóng cho mình!
1. Tập cho khách hàng bỏ thói quen dùng của chùa, bao cấp – Các nhà đài đồng loạt sử dụng chung một chiêu bài!

Biến học sinh thành “chuột bạch” và giấc mơ lột xác.


Sau 12 năm, nhiều thế hệ các cháu học sinh vẫn bị biến thành “chuột bạch” phục vụ cho sự thí điểm cho một môn học được coi là ngôn ngữ thứ hai của công dân thế hệ mới: Tiếng Anh. Thể nhưng, vẫn còn nhiều điều đáng phải suy nghĩ khi bản thân những người có trách nhiệm vẫn dùng một khái niệm, một câu quen thuộc mà khi họ phát ngôn ra họ cứ nghĩ rằng tất cả các phụ huynh học sinh đều có cái đầu “vịt”. Phải chăng họ cho rằng lời họ nói với các bậc phụ huynh như “nước đổ đầu vịt”, “nước đổ lá khoai” nên họ cứ nhắc đi, nhắc lại mãi mà không thay đổi : SẼ DẦN RÚT KINH NGHIỆM!

“Thầy bói xem voi”, không “mù” cũng muốn thành “mù”

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!
Thầy sờ tai bảo:
- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!
Thầy sờ chân cãi lại:
- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùng.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toạt máu đầu, chảy máu.
Đấy là chuyện mấy ông thầy bói mù xem voi. Còn ở xã hội chúng ta không ít các sự việc mà người ta rõ ràng là có mắt mà vẫn như mù, vẫn muốn sờ để thay mắt đấy thôi!

Việt Nam và văn hóa “đánh chừa”!

Trong gia đình mỗi chúng ta có khi con nhỏ, cùng với quá trình phát triển của các cháu, không ít lần chúng ta dùng cụm từ “đánh chừa”. Các cháu đang đi bị ngã thì “đánh chừa” xuống đất, va phải cái gì làm bé đau chúng ta dậy các bé “đánh chừa” cái đó. Nói chung, cái mà chúng ta dậy bé là “đánh chừa” tất tật những cái gì mà làm bé không vừa ý, không hài lòng nhằm xoa dịu bé, động viên bé và an ủi bé. Lẽ cố nhiên là các bé thích được “đánh chừa” theo ý hiểu của mình.

“Đánh chừa” là một cụm từ được sử dụng từ rất lâu rồi mà bản thân chúng ta không rõ nó được sử dụng từ bao giờ. Tuy nhiên, chắc chắn cụm từ này sẽ tiếp tục lưu truyền trong thế hệ trẻ thơ và bố mẹ chúng – như tôi trong thời gian dài nữa…
Tuy nhiên, cái vấn đề mà bài viết này nói đến là văn hóa “đánh chừa” tiếp tục được những người lớn chúng ta sử dụng trong công việc và trong không ít một số lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nước.
1. Đổ lỗi, đổ tội cho người khác là một loại văn hóa “đánh chừa”
Ưu điểm của rất nhiều cá nhân là trong công việc chúng ta không hoàn thành hay không đạt được ý lãnh đạo hay ý mình thường chúng ta thường “đánh chừa” bằng cách đổ lỗi cho một người nào đó, một sự việc ảnh hưởng nào đó để không phải đối diện với sự thực về năng lực hay cách làm việc chưa đạt yêu cầu của mình. Sau khi “đánh chừa” là chúng ta có thể được động viên, an ủi về tâm lý mà không nhận thức hoặc chối bỏ nhận thức thực tế đang xảy ra. Sự việc này không phải là cá biệt mà xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực, rất nhiều doanh nghiệp hay các cơ quan. Cụm từ “đánh chừa” mà cha mẹ dạy hồi còn bé tiếp tục được nhiều cá nhân sử dụng triệt để, hiệu quả và nhuần nhuyễn. Đúng là bài học thời thơ ấu giúp ta “đánh chừa” được nhiều người và có nhiều khi là thoát được những áp lực, những nỗi hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc!

Căn nhà và cha

Gần 25 năm rồi, nhớ lại cái thời khó khăn, khổ cực phải sống trong ngôi nhà làm bằng bùn đất và tre nứa ấy sao mà thấy ý nghĩa cuộc sống của hiện tại thật tuyệt vời. Con tôi, các cháu tôi không bao giờ biết được nỗi khổ của thế hệ ông bà, cha mẹ chúng đã phải vất vả thế nào. Âu đấy cũng là may mắn cho chúng. Cơm độn, cám nếp ăn thay cơm sẽ không có trong đầu chúng. Ngần ấy năm rồi, tôi vẫn không quên được cái ngôi nhà cũ đấy lỗ thủng ấy của bố mẹ. Tự dưng muốn khóc,… Ba anh em tôi đã lớn lên như thế…
======



Cha dầm mình trong ao tù
Xúc từng gầu bùn tanh rớt
Mặt mũi cha lem luốc
Quần áo xông mùi nôn nao

Mẹ tôi

Bài thơ này viết đã mười năm rồi. Nay đọc lại khi mình đã làm cha sao thấy bồi hồi, xao xuyến lạ. Mẹ ơi, một đời vất vả, vậy mà con chỉ viết tặng được mẹ vài dòng ngắn ngủi. Mẹ đừng buồn nhé, con vẫn mạnh khỏe và đang trưởng thành đó mẹ…

=============================
Hạnh phúc của mẹ
là những đứa con khỏe mạnh
Hạnh phúc của mẹ
là những đứa con trưởng thành
***
Cuộc đời mẹ nhọc nhằn sớm tối
Bắp chân thâm giữa ruộng lúa mênh mông
Nhìn đàn con thơ mẹ thấy ấm lòng
Các con lớn khôn là mẹ vui sướng lắm
***
Vắng cha…một mình ngụp lặn
Bụi đường, gió sương làm da mẹ nâu đen
Có bao giờ mẹ đứng trước gương soi
Hay mãi lắng lo cho chúng con từng giấc ngủ
***
Cả đời mẹ, cả đời lam lũ
Đêm thâu đêm làm tóc mẹ bạc,…mẹ ơi
Trong tim mẹ ngàn ánh sao trời
Mãi không bao giờ nguội tắt
-hoachinh: Kính tặng mẹ, Hà nội ngày 17/02/2000-

Lãng đãng chiều đông Hà nội mưa

Lâu rồi hôm nay mới lục lại những bài thơ cũ. Đã bao năm rồi, góc ký ức ấy…đã trôi xa, xa mãi…
Lãng đãng chiều đông Hà nội mưa
Vòm lá xác xơ nơi một thời thương nhớ
Đã bao đêm mình một mình trăn trở
Hơi ấm ngày xưa, như vệt nước lăn dài

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Lời khẩn cầu của...dê cụ

Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?

Dù quý vị có đồng ý hay không thì tôi cũng vẫn phải xưng danh. Tại sao ư? Để cho quý vị không bị lầm lẫn khái niệm mà nghĩ xiên, nghĩ xẹo.
Tôi là một con dê cụ. Dê cụ theo đúng nghĩa của loài dê chứ không phải là danh từ mĩ miều mà loài người sử dụng để gán cho một nhóm người. Để trở thành một con dê cụ, tôi đã phải trải qua một quá trình rèn luyện thân thể, trí tuệ và bản lĩnh của loài hết sức nghiêm túc. Điều đó cũng có nghĩa là để đạt được chữ cụ trong loài dê chúng tôi thì bản thân tôi ngoài tuổi tác phải đảm bảo thì trong cuộc sống cũng như sinh hoạt tôi phải hết sức thận trọng và phải sống theo đúng chuẩn mực của loài.



Nối mạng đường sắt Asean, Singapore…giấc mơ ơi đừng tan!

Là một người dù chẳng có tiền nhiều để đi du lịch nhưng cứ mỗi khi nghe thấy dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT) được hâm nóng là tim tôi lại bổi hổi, bồi hồi. Sung sướng biết bao khi chỉ mất vài giờ đồng hồ là đã đến TPHCM, đỡ phải mất công chờ đợi và ngồi trên tuyến tàu Bắc – Nam xập xệ bẩn thỉu có thể ỉa đái thoải mái qua cái lỗ con con trong nhà vệ sinh trên tàu!
Tại sao người ta cứ phản đối này nọ. Rõ ràng ĐSCT là một đột phá trong việc giải quyết đi lại cho biết bao nhiêu lượt người mỗi năm. Có ĐSCT rồi bố thằng Việt Nam è lại – è lái nào làm khó khách hàng được. Sự ra đời của ĐSCT là đối trọng lớn cho mấy ông tàu bay đắt đỏ…
Rồi sẽ đến lúc (mà chẳng biết lúc nào) chúng ta còn có thể ngồi tàu từ Hà nội, hay TPHCM mà đi thẳng sang Singapore kia kìa, đi chu du khắp nơi ở Asean và sang tận Côn Minh – Trung Quốc. Nghe đã đủ sung sướng rồi… Còn phải lăn tăn, thắc mắc làm gì…Đúng là một giấc mơ, mơ mãi mà vẫn chưa tới mặt đất!