Chào mừng đến với gia đình hoachinh

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Trục trặc to!




Tối thứ tư, tin trục trặc tới tai. Thâm thụt tận trăm trăm tỷ. Trời! Thất thoát tiền thuế tận trăm trăm tỷ, tim tôi thình thịch, thấy tê tê. Thế thì to thật, thê thảm thật.
Trớ trêu, trăm trăm trẻ túng thiếu tiền tí teo. Thuyền trưởng thì thơt thớt tròm trèm tiền thuế to tướng trắng trợn, tội thế! Tôi thẫn thờ, tôi thì thào “to , to thế?”…
Thiêm thiếp, thiêm thiếp, …

Lần đầu tiên Vinashin biết yêu người Việt?

Sự việc chiếc xe Diamond Blue của Vinashin vừa ra đời và tham gia vào thị trường xe máy Việt Nam đã làm cho thị trường xe máy thêm sôi động.
Sau những phản kích liên tục của dư luận về các dự án còn dở dang của tập đoàn này thì chiếc Diamond Blue là một “quả đấm mềm như lụa”, một cốc nước mát giải tỏa cơn khát thành tích báo cáo.
Cho dù có nhiều người cho rằng chiếc xe này “nhìn bề ngoài Diamond Blue giống Vespa LX đến từng cm” [1] nhưng dẫu sao cũng phải hoan hô Vinashin vì họ có thể làm được một sản phẩm Made in Viet Nam có giá cả cạnh tranh đến thế. Với giá tiền rẻ hơn một nửa, Vinashin sẽ giúp người Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống khi có thể đi xe “xịn” mà giá rẻ “bèo”!

Tượng đài cần tim, con người mất tim

Hôm nay đọc bài báo “Đúc thêm hai quả tim đồng cho dự án tượng Thánh Gióng” thấy là lạ.
Tôi không hiểu về những sự việc làm sao để một bức tượng có cái hồn của nó. Tuy nhiên, cái mà làm tôi lạ là tại sao người ta không đúc trái tim và tượng đài cùng một lúc, sao lại phải đúc thêm “gấp gáp” thế khi ngày bắt đầu đại lễ còn không đầy một tuần nữa!
Trái tim sẽ được đặt vào chỗ nào trong tượng đài này?
Đến tượng còn cần tim thêm hồn sống…
Có lẽ theo nội dung bài báo trên thì để tượng có hồn thì phải đúc thêm tim. Không có tim thì tượng không có hồn. Tôi không biết là trái tim của Thánh Gióng và ngựa thần kia được đặt ở vị trí nào của tượng đài. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân việc đúc thêm tim cho tượng vẫn còn nhiều lấn cấn (Tôi chỉ nghĩ ở trên phương diện thực tế chứ không có ý kiến xúc phạm gì đến văn hóa, tín ngưỡng của mọi người!).

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Câu chuyện của bìa sách

Hôm qua, tình cờ hướng dẫn cháu gái học bài môn toán học lớp 3. Khi đọc đến bìa sách thì thấy bìa sách của cuốn “Vở bài tập toán lớp 3 – Tập một “ của nhà xuất Giáo dục có phép tính nhân và chia mà tích (với phép nhân) và số bị chia (với phép chia) là một số có 4 chữ số. Tôi thấy ngạc nhiên vì sau khi xem tất cả các bài toán có trong cuốn vở bài tập này thì thấy chương trình học kỳ một của các cháu không có một phép tính nhân, hay chia nào mà có tích và thương đến tận 4 chữ số! Rất lạ…
Bìa một đằng, nội dung một nẻo.
Bìa sách không khác nào cửa sổ của mỗi một quyển sách giáo khoa. Bìa sách tuy chỉ là tờ bìa của cuốn sách nhưng ít nhất nó cũng thể hiện được một phần hay nội dung trong chương trình học của cuốn sách –nhất là sách giáo khoa. Trong khi chương trình học ở kỳ một không có phép tính nhân, chia nào liên quan đến 4 chữ số nhưng tờ bìa của nó lại là một phép tính nhân, chia tới tận 4 chữ số. Đúng là một điều kì quoặc! Nhưng điều kì quoặc hơn là trên sách giáo khoa toán học(giáo trình học) lại là một phép tính nhân và chia có tích và số bị chia là số có 3 chữ  số!

Nhận thức của chúng ta thua một học sinh lớp 6?

Đọc bức thư đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế năm 2009 của cháu Hồ Thị Hiếu Hiền (THCS Tây Sơn, Đà Nẵng) mà thấy có nhiều điều mừng và nhiều điều đáng buồn.
Mừng vì cháu có tài năng, có nhận thức sâu sắc, có lời văn mượt mà, chân tình và đầy tính người. Mong sao, cháu sẽ là một người thành công trong cuộc sống sau này.
Buồn vì những điều cháu nói đến trong thư về các thế hệ ông bà, cha anh, và rất nhiều người trưởng thành khác lại có thái độ bàng quang, lơ là với căn bệnh AIDS. Điều cháu trăn trở có lẽ khiến nhiều lãnh đạo của các ban ngành phải nhìn vào đó mà học tập. Có được sự trăn trở, có được giải pháp cụ thể đế biến thành hành động như cháu quả là hiếm hoi.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

“Lạm thu” hay là ăn cướp giữa ban ngày

Cha mẹ, chú bác tôi từng là giáo viên. Khi nói chuyện với các cụ về mấy cái khoản thu “lạm” diễn ở nhiều trường, nhiều nơi trên đất nước các cụ chỉ thở dài. Đã qua rồi cái thời “chuột chạy cùng sào” cùng với sự phát triển của xã hội. Đảng, nhà nước đang cố gắng hết sức để nâng cao mức sống cho nghề giáo. Tuy nhiên, so với nhiều ngành, nghề giáo vẫn là nghề có thu nhập khiêm tốn. Có phải vì vậy mà nhiều giáo viên, nhiều người lãnh đạo trong ngành giáo dục không thể sống với cái tâm nghề nghiệp mà bỏ mặc cho sự xoay vần của tiền bạc? Biến chất, thoái hóa đạo đức không dừng lại ở một số cá nhân mà đã lan rộng như vết dầu loang trên mặt nước. Các khoản “lạm thu” cứ “len lỏi khắp nơi “[1] khiến chúng ta không khỏi xót xa về sự biến chất, tha hóa của không ít cán bộ ngành giáo dục. Họ chỉ biết tiền, tiền, tiền và tiền. Chữ “thầy” mà xã hội đặt họ ở vị trí trang trọng đã bị lem luốc, bôi bẩn bởi ma lực của đồng tiền.
“Lạm thu” hay ăn cướp có tổ chức?
Có lẽ vì nhiều trường không bị kiểm toán nên việc thu chi của nhiều trường rất dễ dàng. Tiền thu, tiền chi của trường không biết có ngành, có cơ quan nào kiểm soát không mà bây giờ các trường thu tiền dễ thế. Họ “vẽ ra đủ thứ loại tiền rồi bắt phụ huynh đóng”[2]. Trắng trợn chưa! Vậy mà “không phụ huynh nào dám há miệng phản ứng” [2]. Như thế có khác nào các trường này là những thằng ăn cướp dưới cái ô đầy trọng vọng: Giáo dục!